Tài chính cá nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên hành trình đến với thành công một trong những điều bạn cần làm và làm một cách tốt nhất là quản lý tài chính của bản thân hiệu quả. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cho mình những cách thức quản lý chi tiêu hợp lý, Anvest sẽ giúp bạn thông qua bài viết.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là một thuật ngữ bao gồm việc quản lý tiền của bạn cũng như tiết kiệm và đầu tư. Thuật ngữ này bao gồm việc lập ngân sách, các khoản bảo hiểm, các khoản thế chấp, đầu tư, hưu trí, các khoản thuế và kế hoạch bất động sản,…
Tất cả phụ thuộc vào thu nhập, chi phí, yêu cầu cuộc sống, mục tiêu và mong muốn cá nhân của bạn. Điều bạn cần làm là đưa ra kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu đó trong phạm vi hạn chế tài chính của bản thân.
Để tận dụng tối đa thu nhập mỗi cá nhân cần hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân và có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân là quá trình lập kế hoạch và quản lý các hoạt động tài chính như tạo thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ. Quá trình quản lý của một người có thể được tóm tắt trong ngân sách hoặc kế hoạch tài chính. Bản tóm tắt hay kế hoạch này là kim chỉ nam giúp mỗi cá nhân phân tích các khía cạnh cần chi trong cuộc sống hàng ngày và từng bước hoàn thành mục tiêu lớn hơn.
Việc quản lý tài chính sẽ có sự khác biệt giữa mỗi cá nhân nhưng chung quy đều hướng đến mục tiêu cân bằng giữa thu và chi đồng thời có được khoản dư cho những mục tiêu riêng. Theo đấy, cũng sẽ có nhiều phương pháp quản lý khác nhau và điều bạn cần làm là chọn cho mình giải pháp phù hợp.
Vì sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Đáp ứng các nhu cầu tài chính
Quản lý tài chính suy cho cùng đấy cũng là sự cân bằng về thu và chi của mỗi cá nhân. Chúng ta làm việc kiếm tiền và chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết. Việc quản lý tài chính giúp mỗi cá nhân hình dung được các khoản cần thiết cho những giai đoạn nhất định và có sự dự phòng tài chính hợp lý.
Chúng ta nên có một kế hoạch thiết lập thu nhập bao nhiêu, chi phí kế hoạch chúng ta có cũng như các mục tiêu tài chính trong tương lai của chúng ta. Không nên chỉ sống và giới hạn chi tiêu ngắn hạn, hãy nghĩ đến những mục tiêu xa hơn cà quản lý tài chính cá nhân giúp bạn hoàn thành điều đó.
Dễ dàng quản lý thu nhập
Nếu bạn không lập kế hoạch cho thu nhập của mình, bạn sẽ bị bội chi hoặc chi tiêu cho những khoản không cần thiết. Với một kế hoạch tài chính phù hợp, bạn sẽ quản lý được thu nhập của mình một cách hiệu quả.
Bằng cách này, bạn sẽ chi tiêu cho những gì cần thiết và tiết kiệm hoặc đầu tư phần còn lại. Có thể quản lý thu nhập của mình sẽ giúp bạn biết khoản chi nào cần xử lý trước và khoản nào đến sau. Ngoài ra, bạn có thể biết hiệu quả số tiền cần thiết cho các khoản thanh toán thuế, tiết kiệm hoặc xóa các hóa đơn hàng tháng của mình.
Tài chính cá nhân và dòng tiền
Một lý do khác tại sao tài chính cá nhân là cần thiết là nó có thể giúp bạn tăng dòng tiền của mình. Khi bạn theo dõi các khoản chi tiêu và cách thức chi tiêu của mình, bạn có thể dễ dàng tăng dòng tiền của mình thông qua các khoản đầu tư. Một kế hoạch tài chính là điều quan trọng để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng và hạn chế thấp nhất những rủi ro.
Nâng cao mức sống
Một tầm quan trọng khác của việc lập kế hoạch tài chính là giúp bạn nâng cao mức sống của mình. Khi lên kế hoạch cho tài chính của mình, thì số tiền tiết kiệm của bạn sẽ càng nhiều. Điều này có nghĩa là thay vì chi nhiều tiền hơn vào các chi phí ngoài kế hoạch, thì sẽ tiết kiệm và đến một giai đoạn nhất định số tiền này đổi lại cho bạn mức sống cao hơn.
Làm sao để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?
Tài chính vô cùng quan trọng với mỗi cá nhân tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được làm cách nào để quản lý chúng hiệu quả. Những cách thức sau sẽ là gợi mở dành cho bạn:
Tự lập kế hoạch tài chính cá nhân
Để quản lý tài chính của bản thân một cách hiệu quả tốt nhất hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiêu thật chi tiết. Hãy vạch ra lộ trình tiêu dùng và hoàn thành từng mục tiêu ừ ngắn hạn đến dài hạn.
Bạn có thể lập kế hoạch trên sổ, sử dụng các tiện ích hỗ trợ như docs, excel (google sheets),… Chia thành từng giai đoạn, từng khoản thu và chi tương ứng, bạn sẽ dễ dàng theo dõi việc chi tiêu của bản thân và điều chính cho hợp lý.
Sử dụng app tài chính cá nhân
Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch hãy cân nhắc một ứng dụng hỗ trợ phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều app tiện ích quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Chúng được lập trình sẵn và bạn chỉ cần nhập số tiền mình có, hệ thống sẽ giúp bạn phân chia tài chính thành từng khoản và việc của bạn là dùng tiền trong định mức.
Các biến động đều sẽ được ghi nhận và phát đi những cảnh báo nếu bạn chi tiêu quá mức. Sử dụng app bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi biến động tài chính của mình ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Có ít nhất 2 thẻ ngân hàng
Một trong những cách quản lý chi tiêu hiệu quả được nhiều người áp dụng là chuẩn bị ít nhất hai thẻ ngân hàng. Với một thẻ bạn dùng cho chi tiêu hàng hàng, một thẻ dùng để tiết kiệm.
Với thẻ cho tiêu dùng, bạn dùng để thanh toán các khoản cần thiết, thực hiện giao dịch hàng ngày. Riêng thẻ tiết kiệm bạn chỉ nạp vào phần tiền dành cho tiết kiệm trên tổng thu nhập mỗi tháng và không được tùy ý tiêu chúng. Việc phân chia thành hai thẻ khác nhau giúp bạn dễ dàng kiểm soát tài chính và tránh để bản thân chi tiêu quá đà.
Tham gia khóa học quản lý tài chính
Một cách thức phổ biến hiện nay để quản trị tài chính là tham gia vào các khóa học. Bạn có thể tham gia vào những khóa học online hay offline về quản lý tài chính cá nhân để nắm những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu.
Trong trường hợp bạn quá bận hay khó khăn di chuyển đến lớp học, những khóa online được thiết kế sẵn cũng là lựa chọn rất tuyệt vời. Bạn chỉ cần đăng ký và đăng nhập vào tài khoản có thể theo dõi các bài học có sẵn ở bất kỳ thời điểm nào. Ưu điểm lớn của những bài học này là thời lượng ngắn, thông tin cô động giúp bạn nắm bắt nhanh vấn đề mà không mất nhiều thời gian.
Bạn có thể tham khảo các khóa học đến từ những đơn vị uy tín trên thị trường, chẳng hạn như Anvest Academy. Tại các khóa học về tài chính cá nhân ở Anvest bạn dễ dàng tiếp cận thông tin chỉ qua những thao tác đăng nhập đơn giản. Thông tin được chắt lọc tinh gọn qua các bài giảng ngắn chỉ từ 3 – 5 phút phù hợp cho tất cả mọi người, dù là người vô cùng bận rộn.
Tham khảo: Khóa học Tài chính cá nhân khác
Những quy tắc quản lý chi tiêu phổ biến
Cách thức quản lý tài chính đều tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trên app quản lý chi tiêu mà chúng ta tin dùng cũng được thiết đặt theo những nguyên tắc cụ thể mà chúng ta ít để ý. Hãy cùng Anvest điểm qua những nguyên tắc quản lý chi tiêu phổ biến hiện nay.
Quy tắc chiếc 6 lọ
Nguyên tắc 6 lọ được ứng dụng rất phổ biến, đến nhiều doanh nhân thành đạt hiện nay họ cũng duy trì thói quen tiêu dùng của mình theo nguyên tắc này. Theo đó, thu nhập của bạn sẽ được phân thành 6 phần tương ứng với 6 chiếc lọ tương ứng 6 mục đích tiêu dùng.
- Lọ số 1: Các chi tiêu cần thiết – chiếm 55%
55% tổng thu nhập mỗi tháng được dùng cho các khoản chi tiêu cần thiết (gọi tắt là quỹ NEC). Quỹ này gồm các chi phí đảm bảo nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi, lại. Đây là khoản cần để duy trì mức sống bình thường của mỗi cá nhân và nếu bạn đang tiêu quá số phần trăm này, hãy xem xét lại.
- Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn – chiếm 10%
Với lọ thứ hai tương ứng với 10% tổng thu nhập sẽ được dùng cho tiết kiệm dài hạn. Với khoản này, bạn có thể dùng để mua xe, mua nhà, làm đám cưới, nuôi dạy con cái,… Khoản này đồng thời cũng là động lực để bạn phấn đấu nâng cao thu nhập.
- Lọ số 3: Chi tiêu cho giáo dục – chiếm 10%
10% tiếp theo trên tổng thu nhập sẽ được dành cho giáo dục. Bạn có thể dùng số tiền này để mua sách, tham gia các khóa học về chuyên môn hay kỹ năng. Đây chính là khoản đầu tư nâng cao kiến thức đồng thời nâng cao giá trị bản thân và là tiền đề để bạn nâng cao thu nhập.
- Lọ số 4: Chi tiêu cho hưởng thụ – chiếm 10%
Với lọ thứ 4 bạn dùng như khoản tự thưởng cho bản thân. Bạn có thể dùng số tiền này để đi chơi, ăn uống cùng bạn bè và thêm nhiều trải nghiệm. Đây là khoản phát triển kỹ năng mềm hiệu quả và như phần quà tặng cho những nỗ lực của bản thân.
- Lọ số 5: Tự do tài chính – chiếm 10%
Lọ thứ 5 chứa 10% tiền cho tự do tài chính. Bạn có thể dùng số tiền này để đầu tư sinh lời, thêm cơ hội gia tăng thu nhập. Bạn có thể bắt đầu với đầu tư “động sản” hay “bất động sản” và đón nhận thêm cơ hội tăng vốn tài chính lên gấp nhiều lần.
- Lọ số 6: Chi cho từ thiện – chiếm 5%
5% còn lại trên tổng thu nhập bạn có thể dành cho từ thiện. Số tiền này có thể gửi đến các quỹ bảo trợ hay tự bạn sẽ mua quà đến các trung tâm bảo trợ hay bất cứ đơn vị từ thiện nào mà bạn muốn góp sức. Khoản này là như phần chia sẻ vì cộng đồng và lan tỏa yêu thương trong xã hội.
Quy tắc 50/20/30
Tương tự với nguyên tắc 6 lọ, nguyên tắc 50/30/20 cũng là sự phân chia tổng thu nhập thành các phần tương ứng mục đích tiêu dùng khác nhau. Tuy nhiên, với nguyên tắc này bạn chỉ cần chia thành 3 khoản gồm: tiêu dùng cần thiết, tiết kiệm và mong muốn.
Với khoản chi cho những tiêu dùng cần thiết, bạn dành 50% tổng thu nhập để chi trả. Bạn có thể dùng để thanh toán các khoản cố định như tiền nhà, tiền điện, nước, tiền ăn uống, đi lại,… 20% tổng thu nhập tiếp theo sẽ dành cho tiết kiệm. Với khoản này dùng để hoàn thành những mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe, tổ chức tiệc cưới,… 30% còn lại của tổng thu nhập được dùng cho mong muốn. Đây có thể là khoản cho du lịch, vui chơi, đầu tư nâng cao kiến thức bản thân như tham gia các khóa học,…
Quy tắc không quá 10%
Nguyên tắc không quá 10% có thể được xem là đơn giản nhất trong những quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiện nay. Với quy tắc này, bạn không cần phân chia tài chính thành các khoản nhất định mà thay vào đấy là lưu ý mỗi lần tiêu dùng không được quá 10% thu nhập.
Quy tắc này yêu cầu bạn không được chi tiền để mua bất cứ món đồ nào chiếm quá 10% thu nhập mỗi tháng.
Hãy thử nghĩ nếu mỗi lần tiêu bạn đều vượt quá 10% số tiền kiếm được thì chưa đầy 10 ngày bạn đã đánh bay mất số tiền mình có. Quy tắc này có ưu thế là khá đơn giản, phù hợp với những ai không có nhiều thời gian thiết lập kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính. Thế nhưng, phương pháp này cũng không thật sự hiệu quả trong nhiều trường hợp.
Chẳng hạn, nếu có những khoản cấp thiết bạn buộc phải dùng quá 10% thu nhập. Hoặc mỗi lần bạn tiêu không quá 10% nhưng là 9%, 8%,… đều là những con số không hề nhỏ.
Có thể thấy có nhiều quy tắc quản lý tài chính hiệu quả, mỗi quy tắc lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào sự yêu thích và đánh giá của bản thân, bạn sẽ chọn được cho mình quy tắc quản lý phù hợp.
Các bước thực hành quản lý chi tiêu cá nhân
Khi đã nắm bắt những khái niệm cơ bản về tài chính cá nhân cũng như cách quản lý hiệu quả, giờ hãy cùng bắt đầu thực hành và đánh giá bản thân. Bạn có thể tham khảo các bước dưới đây của Anvest và tiến hành ngay hôm nay!
Bước 1: Liệt kê mục tiêu tài chính cá nhân
Để thực hành quản lý tài chính của cá nhân hiệu quả, đầu tiên hãy liệt kê những mục tiêu của bản thân. Bạn sẽ không đạt được gì nếu bạn không biết mục tiêu của mình là gì, nó giống như trong một trận đấu bóng đá bạn sẽ chẳng thể ghi bàn nếu không xác định đâu là khung thành.
Hãy viết ra cho mình những mục tiêu tài chính từ ngắn hạn đến dài hạn, xác định đâu là mục tiêu cần ưu tiên. Việc này giúp bạn dễ dàng vạch ra những kế hoạch quản lý phù hợp.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch phù hợp
Sau khi xác định những mục tiêu bước tiếp theo là lập ra những kế hoạch phù hợp. Tương ứng với từng mục tiêu bạn có thể lập ra kế hoạch gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn kết thúc sẽ có ít nhất một mục tiêu được hoàn thành.
Trong bản kế hoạch này, bạn cần nêu rõ thời gian, thu nhập, chi tiêu tương ứng. Bản kế hoạch càng chi tiết càng dễ thực hiện và khả năng thành công càng cao.
Bước 3: Lập và bám sát ngân sách
Bước tiếp theo trong quy trình này là lập và bám sát ngân sách. Trong kế hoạch bạn đã nêu rất cụ thể tổng ngân sách cho từng giai đoạn, chúng được phân chia theo các quy tắc quản lý như đã đề cập và điều bạn cần làm là bám sát theo ngân sách.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại là người lập kế hoạch không tuân thủ mức ngân sách, dễ dàng thay đổi tỷ lệ giữa các khoản tiền. Việc bám sát ngân sách cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành công và rèn luyện tính kỷ luật cho mỗi cá nhân.
Bước 4: Thực hành và duy trì thói quen
Quản lý tài chính cá nhân cũng là một kỹ năng và thành công chỉ đến khi bạn biến kỹ năng này thành thói quen. Hãy thực hàng quản lý theo kế hoạch đã định và duy trì chúng như một thói quan của bản thân.
Việc tạo lập thói quen chi tiêu giúp bạn cảm nhận được rằng tiêu dùng theo định mức rất đơn giản và tăng tỷ lệ thành công hơn. Bạn sẽ thấy quy tắc không khó để thực hiện và ngược lại bạn càng hào hứng để hoàn thành chúng.
Bước 5: Trả các khoản nợ
Bước thứ năm là trả các khoản nợ. Bước này có thể được lược bỏ nếu bản thân không có bất kỳ khoản nợ nào. Trong trường hợp có nợ tài chính hãy cố gắng giải quyết càng nhanh càng tốt, nhất là “nợ xấu”.
Bước 6: Hướng đến an tâm tài chính
An tâm tài chính là trạng thái bạn chủ động trong tài chính dù có bất cứ tình huống nào xảy ra. Bạn có thể chi trả cho tiền mua nhà, mua đất, viện phí,… một cách tự thân mà không cần vay nợ. Đây là trạng thái mà chúng ta đều muốn đạt được và để có được nó bản thân phải có tiềm lực kinh tế vững chãi. Với việc thực hiện quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ rất nhanh chúng ta đạt đến trạng thái này.
Như vậy, trong bước cuối cùng để thực hành quản lý tài chính, hãy đặt cho mình đích đến là trạng thái an tâm về tài chính. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ giúp bạn kiên trì với những kế hoạch của mình.
Tổng kết
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng cần có để thành công. Nếu bạn vẫn trong tình trạng tiền kiếm không đủ tiêu hay kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu hãy xem xét lại việc quản lý chi tiêu của bản thân. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với một kế hoạch quản lý tài chính của cá nhân và dần hình thành thói quen chi tiêu có định mức. Chúc bạn sẽ thành công trong việc quản lý tài chính bản thân và đừng quên thường xuyên truy cập đến Anvest Academy để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích.