Dòng tiền (cashflow) và tài chính cá nhân

Quản lý dòng tiền là khái niệm ta thường gặp đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người cũng có thể quản lý dòng tiền cá nhân của mình sao cho hiệu quả để dòng tiền phát huy giá trị cao nhất. Dưới đây là những cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả mà Anvest tổng hợp để bạn tham khảo và áp dụng cho kế hoạch quản lý dòng tiền của bản thân.

Quản lý dòng tiền là gì?

Quản lý dòng tiền là việc cá nhân hoặc doanh nghiệp áp dụng những phương pháp, đề ra những kế hoạch để điều khiển, quản lý sự vào – ra của dòng tiền sao cho dòng tiền mang lại nhiều giá trị nhất có thể.

Việc quản lý dòng tiền cá nhân quan trọng như việc một doanh nghiệp duy trì sự tồn tại của mình. Chúng ta nên hiểu rằng những biến cố bất ngờ là điều không ai lường trước. Chính vì vậy, mục tiêu cuối cùng mà việc quản lý dòng tiền hướng đến chính là đảm bảo sự tồn tại cho chúng ta.

Những điều cần lưu ý khi quản lý dòng tiền cá nhân

Nắm bắt và quản lý được những nguồn thu chi của bản thân là điều bạn phải làm khi bắt đầu quản lý dòng tiền. Đặc biệt, đối với những ai có nhiều nguồn thu nhập từ bên ngoài thì việc tổng hợp lại những khoản tiền này là điều cần thiết.

Tổng hợp và dự báo dòng tiền vào

  • Dòng tiền chính, cố định: Dòng tiền này đến từ thu nhập công việc chính của bạn, là nguồn tiền cố định mỗi tháng. Đây là dòng tiền dễ quản lý vì ít khi thay đổi.
  • Dòng tiền từ việc làm thêm, đầu tư: Đây là dòng tiền có thể thay đổi mỗi tháng tùy theo năng suất làm việc của bạn hoặc tình hình thị trường. Để quản lý dòng tiền này, bạn có thể tính trung bình của các tháng hoặc tự đưa ra một mốc cố định mà bản thân mong muốn. Sau đó so sánh thu nhập các tháng sau với mốc cố định để biết được dòng tiền này phát triển như thế nào.
Tổng hợp và quản lý những dòng tiền vào giúp tài khoản của bạn tăng cao

Ghi chú những dòng tiền phải chi

  • Dòng tiền chi cố định: Đây là dòng tiền bạn phải chi trả cho những khoản cố định như: Tiền nhà, tiền trả góp (nếu có), tiền đi lại, ăn uống, điện nước (sẽ có một khoản cố định trong mỗi tháng),…
  • Dòng tiền chi phát sinh: Đây là những khoản chi bạn khó dự kiến ngay từ đầu, ví dụ như: Tiền sửa chữa xe, tiền mua sắm, tiền đầu tư thua lỗ,… Dù khó để có thể kiểm soát dòng tiền này, nhưng bạn có thể tạo một list những chi phí phát sinh bạn đã từng gặp trong những tháng trước để tháng tiếp theo có sự chuẩn bị kỹ càng hơn trong quản lý dòng tiền ra.

Cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả

Sau khi đã nắm được dòng tiền vào – ra của mình, bạn đã có thể lên kế hoạch quản lý dòng tiền cho bản thân. Có nhiều phương pháp quản lý dòng tiền cá nhân, nhưng nhìn chung 2 phương pháp mà Anvest sắp gợi ý cho bạn là 2 phương pháp phổ biến và tương đối hiệu quả trong việc quản lý dòng tiền cá nhân. Cùng tìm hiểu xem đó là 2 phương pháp nào nhé.

Phương pháp 6 chiếc lọ

Phương pháp này yêu cầu người dùng phải nắm được tương đối cụ thể về khoản thu nhập của mình mỗi tháng. Với toàn bộ nguồn thu đó, mỗi người sẽ chia chúng thành sáu khoản không đều nhau. Hãy tưởng tượng bạn có 6 chiếc lọ để quản lý dòng tiền của mình. Mỗi chiếc lọ sẽ có một số tiền tương ứng dành riêng cho mỗi nguồn chi khác nhau trong cuộc sống của bạn.

  • Lọ 1: Chi tiêu cần thiết – chiếm 55% thu nhập: Đây là nguồn tiền bạn sẽ chi cho những khoản chi bắt buộc phải trả trong tháng như: tiền nhà, ăn uống, điện nước, đi lại,… Nhìn chung, số tiền này sẽ chiếm khoảng 55% thu nhập của bạn. Nếu bạn đang vượt quá con số này, bạn nên cân nhắc lại cách chi tiêu để quản lý dòng tiền phù hợp hơn.
  • Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn – chiếm 10% thu nhập: Đây là nguồn tiền bạn dành dụm để chi trả cho những kế hoạch chưa cần thiết ở hiện tại hoặc kế hoạch cần đến số tiền lớn như: Mua nhà, mua xe,… Đây là nguồn tiền vô cùng cần thiết đối với mỗi người, nguồn tiền này sẽ tạo động lực để chúng ta làm việc năng suất hơn.
Quy tắc 6 chiếc lọ giúp bạn quản lý dòng tiền hiệu quả
  • Lọ 3: Dành cho giáo dục – chiếm 10% thu nhập: Với nguồn tiền tại quỹ này, bạn sẽ có tài chính để chi trả cho việc nâng cao kiến thức để hoàn thiện bản thân. Bạn có thể dành số tiền này để mua sách, đăng ký những khóa học tại Anvest để học thêm nhiều kiến thức về tài chính cá nhân, từ đó bạn sẽ biết cách quản lý dòng tiền của mình hiệu quả hơn.
  • Lọ 4: Khoản hưởng thụ, giải trí – chiếm 10% thu nhập: Đây là dòng tiền để bạn chi trả cho những nhu cầu thư giãn, giải trí của bản thân. Dòng tiền này giúp bạn thoải mái hơn và dễ dàng quản lý hơn trong việc mua sắm của bản thân.
  • Lọ 5: Quỹ tự do tài chính – chiếm 10% thu nhập: Đây là quỹ tiền quan trọng và là quỹ tiền có thể giúp bạn thu về lợi nhuận. Bạn có thể sử dụng tiền trong quỹ này để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư tài chính để tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho bản thân.
  • Lọ 6: Quỹ từ thiện – chiếm 5% thu nhập: Nếu có thể giúp đỡ người khác, hãy dành tiền trong quỹ này để lan tỏa tình yêu thương đến với mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn còn nhiều việc hơn phải lo thì có thể xem xét cắt giảm quỹ này cho đến khi bạn đủ năng lực giúp đỡ nhiều người khác.

Phương pháp 50/30/20

Nếu như bạn cảm thấy phương pháp 6 chiếc lọ tương đối nhiều phần và khó ghi nhớ, hãy áp dụng thử phương pháp 50/30/20 này. Với phương pháp này, bạn sẽ chia dòng tiền của mình như sau:

  • Dành cho nhu cầu thiết yếu (50% thu nhập): Tiền nhà, ăn uống, đi lại, điện nước,…
  • Dành cho chi phí phát sinh (30% thu nhập): Mua sắm, giải trí, du lịch, sửa chữa,…
  • Dành cho nguồn tiền tiết kiệm (20% thu nhập): Đây là số tiền bạn phải cất giữ và không sử dụng trừ trường hợp quá cần thiết. Đây là số tiền giúp bạn cảm thấy yên tâm về tài chính cá nhân và tạo động lực cho bạn làm việc năng suất hơn.

Bạn đã chọn được cách quản lý dòng tiền cá nhân cho bản thân mình chưa? Hy vọng rằng những điều mà Anvest chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét về việc quản lý dòng tiền cá nhân và tìm được được phương pháp quản lý dòng tiền cá nhân phù hợp nhất.