Game Tài chính – 3 Trò chơi giáo dục tài chính cá nhân từ Anvest

Xu hướng gamification (Trò chơi hóa) đã và đang được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục ở khắp nơi trên thế giới. Hãy cùng Anvest tìm hiểu về gamification trong lĩnh vực tài chính (game tài chính) được áp dụng như thế nào nhé!

GAME TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Game tài chính là một phương pháp giáo dục về tài chính mang tính giải trí bằng cách giả lập theo hướng đơn giản hóa các tình huống trong thế giới tài chính thành các hoạt động trong một trò chơi để người chơi có thể vừa nắm bắt được nguyên lý cơ bản cũng như thực hành các bài tập về tài chính.

Game tài chính cũng như các loại trò chơi khác, vô cùng đa dạng về hình thức thể hiện, art style, lối chơi, độ khó, số lượng người chơi, thời gian mỗi ván chơi, giá tiền, chất liệu, và nhiều thành tố khác. Có những game mang nhiều tính giải trí hơn, có những game mang nhiều tính giáo dục hơn. Các game nặng tính giải trí thì chỉ sử dụng tài chính như một chủ đề bối cảnh (theme) để thể hiện lối chơi (gameplay). Còn game nặng tính giáo dục thì sẽ ngược lại, tức là sử dụng các phương pháp game hóa (gamification) để truyền tải các bài học về tài chính. Mỗi game sẽ có một mục đích khác nhau, tiếp cận tới các nhóm đối tượng khác nhau.

Lưu ý nhỏ: Những trò thắng thua bằng tiền không phải là game tài chính mà thường là cờ bạc nhé.

Những điểm đặc trưng quan trọng của game là có những hệ thống thử thách và mục tiêu rất rõ ràng cho từng chặng đường, đồng thời thông thường cũng có hệ thống phần thưởng khích lệ tương ứng, hoặc một cơ chế nhất định để chiến thắng. Với những hệ thống game lớn hơn thì còn có hệ thống cúp và huy hiệu/danh hiệu hay các hệ thống cấp bậc cho người chơi rất đa dạng. Nhưng khi áp dụng vào trong giáo dục thì thường sẽ được đơn giản hóa đi.

Đối với Anvest, chúng tôi tin vào một tương lai mà ở đó, bất kỳ ai cũng có thể đạt được trạng thái an tâm tài chính (financial wellbeing) thông qua các kiến thức và sự thực hành đúng đắn cùng nhau. Và game tài chính là một trong các phương tiện để chúng ta có thể thực hành về tài chính cá nhân cùng nhau.

GAMIFICATION LÀ GÌ?

Gamification có nghĩa là áp dụng các nguyên lý trò chơi và các thành tố trò chơi cho một chủ đề không thuộc phạm trù trò chơi, từ đó tạo ra hoạt động có tính tương tác cao hơn đối với chủ đề đó.

Gamification là thuật ngữ thường được sử dụng trong bối cảnh như là một phương pháp giáo dục, nhằm giúp chương trình học tạo ra từng chặng thử thách và phần thưởng rõ ràng, nâng cao sự hứng thú cho người học, tăng sự tương tác của nhiều người học cùng lúc, đồng thời cũng áp dụng hình thức giả lập môi trường thực tế để tăng mức độ hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức.

Gamification hay trò chơi hóa trong lĩnh vực tài chính thì rất rộng, có rất nhiều tựa game nổi tiếng thế giới có liên quan, đặc biệt là Cashflow của Robert Kiyosaki đã từng làm mưa làm gió không chỉ ở Mỹ mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Ở nhiều học viện, trường đại học,… thì họ cũng có áp dụng những trò chơi riêng để kết hợp và bổ trợ cho chương trình đào tạo của họ.

Trong tài chính cá nhân, gamification chưa được ứng dụng nhiều trên thế giới, và gần như chưa có đơn vị nào khác ngoài Anvest triển khai. Anvest cho rằng một thành tố quan trọng trong hành trình đạt tới an tâm tài chính (financial wellbeing) chính là sự kiên trì thực hành đồng thời điều chỉnh và cá nhân hóa các kiến thức đã học cho chính tình huống riêng trong đời sống của bản thân mình. Và sự thực hành đó phần lớn sẽ là sự thực hành cùng nhau, bởi vì chúng ta rất khó có thể đạt được an tâm tài chính (financial wellbeing) một mình. Sao chúng ta có thể ổn nếu những người xung quanh đều bất ổn, bạn nhỉ?

SỬ DỤNG GAME TÀI CHÍNH NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỌC TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Game tài chính liên quan tới nhiều mảng tài chính nói chung, còn đối với tài chính cá nhân thì sẽ thuộc phạm vi hẹp hơn về tài chính, nhưng lại rộng hơn về cá nhân. Ví dụ như tài chính cá nhân sẽ rất ít liên quan tới tài chính doanh nghiệp, nhưng các mảng tài chính khác lại rất ít liên quan tới các vấn đề về quản lý cảm xúc cá nhân hoặc hiểu bản thân.

Gamification có thể áp dụng như một phương pháp giáo dục đối với mọi chủ đề. Vậy nên dĩ nhiên có thể áp dụng được trong môi trường tài chính cá nhân. Điều quan trọng là đơn vị thực hiện phải có được cả hai năng lực quan trọng: (1) Năng lực giáo dục chủ đề chuyên môn; (2) Năng lực phát triển trò chơi.

Chơi game tài chính Money Sense Anvest workshop
Game MoneySense tại một workshop của Anvest

Có một số game phải đi kèm với một số điều kiện đặc biệt mới có thể thực hiện. Ví dụ như là có rất nhiều game gắn liền với một chương trình học và không thể tách rời, vì nếu tách rời bối cảnh và tiến trình học thì người chơi sẽ không hiểu và không thể tự chơi được. Một số game thì đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức nhất định để có thể chơi. Một số game lại cần phải có người điều phối, trainer, coach, hoặc mentor để có thể vận hành game. Và có thể còn nhiều hình thức khác nữa.

CÁC GAME TÀI CHÍNH DO ANVEST PHÁT TRIỂN VÀ ĐÃ PHÁT HÀNH

Để có thể truyền tải kiến thức và tạo ra môi trường thực hành cho mọi người, Anvest cũng đang đồng thời xây dựng các khóa học kết hợp với các công cụ khác nhau trong một lộ trình phát triển hoàn chỉnh. Mỗi thành phần đều sẽ có vai trò đặc trưng riêng của nó. Và các game về tài chính cá nhân cũng là một thành phần quan trọng không thể thiếu.

Tính tới thời điểm cuối năm 2022, Anvest đã phát triển và phát hành 03 bộ game tài chính cá nhân, và sẽ tiếp tục cho ra mắt nhiều bộ game song song với các khóa học mới vào năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.

MoneyMe – Nhìn vào bản thân để hiểu hơn về cá nhân và tài chính

MoneyMe là một game tài chính cá nhân do Anvest phát triển thường được dùng trong tình huống coaching 1vs1, tức là sẽ có một người huấn luyện (trainer / mentor / practitioner) hướng dẫn thực hành và tương tác với người chơi trong quá trình thực hành đó. Trò chơi bao gồm rất nhiều gợi ý để có thể tương tác và đào sâu hơn vào khía cạnh cá nhân trong tương quan với khía cạnh tài chính. Đúng với tên gọi, đây là

Anvest MoneyMe - Hướng dẫn sử dụng

Trò chơi cũng có thể được sử dụng một mình hoặc với cặp đôi. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là sử dụng cùng với một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, như vậy sẽ có thể khai thác tốt nhất hiệu quả của trò chơi. Đây là một thành phần quan trọng trong con đường hướng tới an tâm tài chính (financial wellbeing).

MoneySense – Chạy giả lập tài chính 52 tuần cho cá nhân bạn

MoneySense là một game tài chính do Anvest phát triển có cấp độ khó cao hơn các game bình thường, vì có rất nhiều yếu tố giả lập tài chính trong thực tế, ví dụ như bảo hiểm, cổ phiếu, trái phiếu,… Đặc trưng của trò chơi là mục tiêu của trò chơi sẽ do chính người chơi đặt ra, sử dụng đúng các thông số trong đời sống thật của người chơi, và cũng sẽ phản ánh rõ năng lực tài chính hiện tại của người chơi.

Đây là trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh, đặc biệt là bối cảnh đào tạo theo kiểu workshop, đội nhóm, câu lạc bộ,… Trò chơi sẽ giúp người chơi có được một cái nhìn tổng quan về những thành tố bình thường trong cuộc sống liên quan tới tài chính. Trò chơi có thể chơi tối đa 4 người cùng một lúc.

Để chơi tốt nhất, bạn sẽ cần các kiến thức cơ bản về bảo hiểm, đầu tư, cổ phiếu, trái phiếu, hoặc những người cùng chơi có kiến thức đó để có thể chia sẻ với nhau. Trò chơi cũng có thể sử dụng như một công cụ giao tiếp để cùng nhau nói sâu hơn về kiến thức tài chính.

MoneyWe – Giao tiếp tài chính và hành trình đạt được mục tiêu cá nhân

MoneyWe là một game tài chính cá nhân đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố giao tiếp tài chính. Đứt gãy giao tiếp là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra các vấn đề về tài chính cá nhân, bởi vì – như Anvest đã luôn phải nhắc đi nhắc lại – chúng ta sẽ không thể đạt được an tâm tài chính (financial wellbeing) khi những người thân thiết xung quanh mình bất ổn.

Trò chơi có thể được sử dụng như một hình thức giải trí lành mạnh cùng nhau, có thể chơi tối đa 6 người cùng lúc. Và trong lúc chơi, chúng ta có thể nói chuyện với nhau về mục tiêu của bản thân, về các khía cạnh của tài chính, và cách làm sao để giúp đỡ nhau đạt được các mục tiêu đó. Game sẽ rơi vào bế tắc khi giao tiếp bị bế tắc, như là một phản ánh các tình huống trong đời thật.

Những game tài chính cá nhân này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận vui vẻ hơn, đồng thời cũng là một trải nghiệm giả lập thử nghiệm để bạn không cảm thấy đây là chủ đề quá khô cứng và khó khăn nữa.

Chúc bạn vững vàng trên con đường tài chính cá nhân của chính bạn.

Người viết: Trần Tuấn.