Tài chính hay tiền bạc là thứ khó có thể tách rời cuộc sống của chúng ta trong hiện nay, đây là yếu tố có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định của bạn. Có một cụm từ mà chỉ trong thời gian gần đây mới được để cập thường xuyên là “an tâm tài chính”. Bạn đã có hiểu biết gì về cụm từ này? Nếu chưa tường tận, hãy cùng khám phá ngay trong nội dung của bài viết này.
Khái niệm an tâm tài chính
Mỗi ngày chúng ta đều phải đưa ra các quyết định sử dụng tiền bạc và dù đó có là một khoản tiền như thế nào cũng sẽ góp phần tác động đến cuộc sống. Sở dĩ như vậy là bởi những quyết định ấy sẽ có ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý các chi tiêu, nợ hay thậm chí là sự chuẩn bị của chúng ta để dự phòng cho các khoản chi lớn, khoản chi không nằm trong dự định và tiết kiệm được một khoản để cho các dự định trong tương lai.
An tâm tài chính có thể được hiểu là cách bạn quản lý tất cả các nguồn tài chính ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Điều này khác với sự sung túc về mặt tài chính khi số dư trong tài khoản khiến bạn không cần phải lo nghĩ đến các vấn đề tài chính. An tâm tài chính nghĩa là bạn có thể tự do thực hiện các nhu cầu về tài chính của mình bên cạnh sự chuẩn bị dành cho một sự kiện bất ngờ và tiết kiệm cho các mục tiêu trong tương lai (bao gồm nghỉ hưu).
Nói một cách ngắn gọn hơn thì an tâm tài chính được hiểu là:
- Đáp ứng được các chi tiêu hằng ngày của bạn và quản lý các khoản tài chính một cách có trách nhiệm.
- Chuẩn bị các khoản phòng trường hợp khó khăn về tài chính có thể bất ngờ xảy ra.
- Quản lý tài chính để có được các mục tiêu trung và dài hạn.
Cách để đạt được trạng thái an tâm tài chính
Nên bắt đầu từ đâu?
Điều đầu tiên bạn cần chú ý nếu muốn thực hiện quá trình an tâm tài chính cá nhân chính là phải theo dõi chi tiêu của mình. Sẽ rất lãng phí nếu bạn chi trả cho những hóa đơn dịch vụ không cần thiết hay những thực phẩm xấu. Vậy nên, tốt nhất hãy theo dõi chi tiêu và đặt ra các nguyên tắc chi tiêu để đảm bảo rằng bạn đã tối ưu hóa được mức chi tiêu của bản thân.
Sống tiết kiệm
Châm ngôn sống này nghe có vẻ quen nhưng vẫn đúng trong nhiều trường hợp. Và đối với người đang có mong muốn có được sự an tài chính thì cũng không ngoại lệ. Hãy hạ tiêu chuẩn về cuộc sống, cách chi tiêu của bạn xuống mức thấp hơn với mức lương cũng như tình hình tài chính mà bạn đang có. Sẽ chẳng có gì xấu nếu bạn hạn chế các mức chi tiêu so với mức lương của mình cả.
Trường hợp công việc của bạn có sự thăng tiến, hãy đừng chi tiêu một cách tăng lên bất thường nhé! Thay vào đó, bạn vẫn nên giữ cho mình một cách chi tiêu hợp lý, ưu tiên những thứ thực sự cần thiết. Thử nghĩ xem nếu bạn cứ chi tiêu như cách này, chắc chắn số tiền tiết kiệm dư ra của bạn sẽ đủ để có được một quỹ tiền để đầu tư cho các dự định tương lai của mình hoặc có thể giải quyết được một số tình huống tài chính phát sinh.
Không vay nợ để trang trãi cuộc sống
Trong nhiều trường hợp, việc vay nợ là cần cho việc bạn đầu tư vào một hình thức kinh doanh nào nó hoặc số tiền bạn vay có thể cộng thêm với số tiền mình đang có để đẩy nhanh quá trình xoay vốn, gia tăng tỷ lệ thành công của mục tiêu đó. Nhưng vay nợ không nên nằm trong trường hợp nếu bạn chỉ đơn thuần là vay nợ chỉ để nâng cao hơn chất lượng sống hiện tại của mình và chi trả cho các chi phí bình thường trong cuộc sống hằng ngày.
Điều này có thể đem đến nhiều hệ lụy khó khắc phục, nó sẽ làm tăng thêm chi phí sống của bạn bởi nếu vay một số nợ không nằm trong khả năng thanh toán, bên cạnh số lãi định kỳ phải trả, bạn cũng khó có thời gian để thực hiện các dự định khác bởi áp lực trả nợ luôn hiện hữu.
Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro mà khó ai có thể đoán trước. Vậy nên để có thể an tâm tài chính và giải quyết các trường hợp khó khăn bất chợt về tài chính, bạn nên có một số mục tiêu ngắn hạn. Lấy ví dụ, mục tiêu ngắn hạn bạn có thể đặt ra như tích góp một số tiền nhất định vào quỹ khi về hưu, tích góp mua một bất động sản.
Nói một cách khác, tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn nếu bạn đặt bút viết những mục tiêu của mình dự định sẽ làm, thay vì chỉ nói ra mong muốn về cuộc sống mà mình muốn, các mục tiêu ngắn hạn xem ra có vẻ đem lại nhiều động lực cũng như nhiều lợi ích cho bạn.
Học thêm kiến thức về tài chính
Muốn đạt được trạng thái an tâm tài chính thì việc kiếm tiền hay tiết kiệm là chưa đủ. Không ai có thể đạt đến tình trạng tài chính này nếu không biết gì về các kiến thức tài chính. Hãy dành thêm thời gian để bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các kiến thức tài chính. Từ kiến thức đó bạn có thể mở ra được nhiều cơ hội để gia tăng số tiền mình đang có bằng việc đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.
Chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu
Một điều nghe có vẻ lạ ở thời điểm bạn 20 30 tuổi và có lẽ đây là kế hoạch cuối cùng trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng những ai đang theo đuổi lý tưởng an tâm tài chính sẽ không bỏ qua bước này, nghe thì có vẻ là xa vời nhưng thực chất những gì bạn làm rất đơn giản, chỉ cần một số bước đầu tiên thôi, một con số tích góp nhỏ cũng góp phần giúp tương lai về hưu của bạn trở nên an tâm về mặt tài chính hơn.
Tính toán các rủi ro
Khi bạn còn trẻ, những sai lầm mà bạn mắc phải sẽ có thời gian để khắc phục nhưng cũng đừng vì vậy mà hành động thiếu tính toán. Điều cần thiết là bạn nên dự đoán những rủi ro tài chính có thể xảy ra khi đi đến một quyết đình nào đó. Chỉ khi dự đoán và lên trước các kế hoạch đối phó sẽ giúp hạn chế những thiệt hại bạn có thể phải đón nhận lại. Đây là một hành động có nhiều lợi ích cho tương lai mà bạn cần phải có được.
Đầu tư cho bản thân
Hãy xem bản thân mình là trung tâm. Đầu tư thêm cho mình về kiến thức, kỹ năng cũng như không ngừng làm việc để từng bước nâng cao giá trị của bạn bằng lượng kiến thức có được bên cạnh đưa ra các quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Kết luận
Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, Anvest Academy hy vọng bạn đã có được những hiểu biết rõ hơn về an tâm tài chính lẫn những việc cần phải làm để có thể đạt đến trạng thái này để từ đó có cho mình những định hướng và đưa ra các quyết định đúng đắn. Truy cập vào Website để đón đọc những thông tin thú vị khác!