Tự chủ tài chính là một lý tưởng sống mà nhiều người hướng đến. Nếu không có khả năng để có thể tự chủ tài chính sẽ khiến bạn dễ gặp phải các rủi ro trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này cũng như các phương án tự chủ tài chính ở bài viết dưới đây.
Thế nào là tự chủ tài chính?
Khái niệm tự chủ tài chính có thể hiểu đơn giản là cá nhân đang sở hữu các tiềm lực, khả năng về tài chính có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh mà không cần sự hỗ trợ của người khác. Để có được trạng thái tự chủ tài chính cá nhân cần phải có được sự kiểm soát chi tiêu và sự gia tăng thu nhập.
Cần gì để tự chủ tài chính?
Học và hiểu về tài chính
Đến với điều kiện đầu tiên trong cơ chế tự chủ tài chính là việc kiểm soát chi tiêu. Bạn cần phải xem xét, tính toán hợp lý hơn các khoản cần thiết phải chi, khi đã hoàn thành bước này thì có lẽ bạn sẽ cắt giảm được không ít các khoản chi tiêu không cần thiết. Bởi lẽ điều quan trọng ở đây là khi ở trạng thái tự chủ tài chính, số tiền chi tiêu không được phép vượt hơn số tiền kiếm được. Để có được những điều trên bạn cầm có được một lượng kiến thức đủ nhiều về tài chính.
Vấn đề tiếp theo được đặt ra ở đây là nếu bạn muốn tự chủ tài chính cá nhân nhưng chưa có nhiều kiến thức về tài chính, đầu tư để nâng cao thu nhập thì phải làm sao. Đừng lo lắng Anvest Academy chính là giải pháp mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Tại đây bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về tài chính, các giải pháp cụ thể để thực hiện hóa việc tự chủ tài chính cá nhân một cách tối ưu.
Xây dựng nguồn thu nhập
Điều kiện còn lại để có được trạng thái tự chủ tài chính là tạo ra sự gia tăng thu nhập của bản thân, bởi tiết kiệm thôi là chưa đủ. Vậy phải làm thế nào khi mà mức thu nhập của bạn qua hằng tháng vẫn không có nhiều biến động. Một trong những phương án tự chủ tài chính ở đây chính là đầu tư, đây được xem là phương án khá tối ưu. Thông qua việc đầu tư, nếu có kiến thức tốt ở mãng này, bạn hoàn toàn có thể tăng thu nhập của bản thân chỉ sau một giấc ngủ.

Tối ưu hóa thu nhập thụ động
“Thu nhập thụ động” được hiểu là nguồn thu nhập được hiểu không cần tốn quá nhiều công sức để đổi lấy. Ví dụ như tiền lãi suất, bản quyền các sản phẩm âm nhạc, nghệ thuật hay các bất động sản. Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định một cá nhân có thể đạt được trạng thái chủ động về tài chính hay không.
Có nhiều cách để bạn có thể tối đa hóa thu nhập cá nhân, từ việc gửi tiết kiệm, cho thuê trọ hay làm các công việc ngay tại nhà như Youtuber, bán hàng online, cộng tác viên, sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội hay đầu tư chứng khoán,..

Tuy nhiên dù cho là sử dụng hình thức nào để tối ưu hóa nguồn thu nhập bị động thì bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Đánh giá tình hình tài chính: bạn cần xem xét, đánh giá tài chính của mình từ tiền lương, các khoản phải chi trả cho tới các bất động sản đang sở hữu để làm tiền đề để có được quyết định lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
- Đề ra mục tiêu cụ thể: mỗi cá nhân đều có các mục tiêu tài chính riêng biệt, vậy nên khi đã đánh giá được tình hình tài chính cá nhân thì việc đưa ra mục tiêu tài chính phù hợp với tình hình hiện có sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi hơn.
- Tiết kiệm: tuy nói tiết kiệm thôi là chưa đủ để có thể tự chủ tài chính nhưng đây là một thói quen sẽ giúp bạn cân nhắc hơn trong các khoản chi tiêu, bớt đi các khoản không cần thiết và với thói quen này, bạn sẽ có thể có được một khoản vốn nhất định sau một thời gian để có thể đầu tư.
Quản lý rủi ro tài chính
Đây là thuật ngữ được hiểu là các hành động mang tính định hướng, chiến lược của cả doanh nghiệp lẫn cá nhân nhằm mục đích tránh các nguy cơ có thể xảy ra đồng thời có được các biện pháp sẵn sàng ứng phó với các khó khăn chưa thể dự đoán.
Còn đối với cá nhân, rủi ro tài chính được xác định khi cá nhân đó đưa ra các quyết định gây nguy hiểm cho các tài sản của họ, ảnh hưởng đến thu nhập hay khiến việc kiểm soát các khoản tài chính trở nên khó khăn hơn.
Nói đến các rủi ro tài chính cá nhân thì cũng có nhiều dạng khác nhau: điển hình là rủi ro về các chứng khoán và các tài sản không thể nhanh chóng mua hoặc bán, các khoản đầu cơ, tiền tệ,..

Quản lý rủi ro tài chính
Vậy làm cách nào để kiểm soát, quản lý rủi ro tài chính?
Khi muốn đầu tư để nâng cao tài chính cá nhân, thì việc phải đối mặt với các rủi ro tài chính từ các quyết định đầu tư đó đem lại là điều tất yếu. Vậy nên điều cần lưu ý ở đây là khi đưa ra các quyết định đầu tư vào bất động sản, chứng khoán hay các khoản đầu tư dễ có sự biến động nói chung, bạn cần nên tham khảo, cập nhật thêm các thông tin liên quan từ các nguồn uy tín để rủi ro khi bạn đầu tư được hạ xuống mức thấp nhất có thể. Đơn cử như việc bạn đầu tư mua các trái phiếu, bạn sẽ phải cân nhắc giữa việc có được lãi suất định kỳ cao khi mua trái phiếu của các đơn vị kém uy tín hay sẽ chấp nhận mua trái phiếu ít lãi suất hơn từ các đơn vị có sự uy tín cao, bởi lẽ đơn vị phát hành càng có độ uy tín thì mức lãi suất định kỳ nhận được sẽ càng thấp.
Để có đựa lựa chọn từ tình huống trên, bạn cần phải trải qua một bước quan trọng khác để có thể quản lý rủi ro tài chính đó là phân tích. Hiện nay có nhiều cách để phân tích rủi ro tài chính, có thể kể đến như sau:
- Phân tích cơ bản: được hiểu là sự phân tích một cách tổng thể với một chứng khoán từ việc đánh giá toàn bộ các hoạt động kinh doanh, tài sản của công ty, các nguồn thu nhập khác,..
- Phân tích kỹ thuật: là sự phân tích dựa trên các số liệu thống kê từ trong quá khứ, lợi nhuận, chi phí vận hành, giá cổ phiếu,…
- Phân tích định lượng: bằng cách tính toán tỷ số tài chính chuyên môn để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty.
Tự chủ tài chính hiện nay là một trong những nguyện vọng mà nhiều cá nhân hướng đến nhưng không phải ai cũng đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này. Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết hi vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ nét hơn để từng bước hoàn thành hóa mục tiêu tự chủ tài chính cá nhân. Tiếp tục truy cập website và cập nhật thêm thông tin bổ ích khác nhé!