Quản lý tài chính cá nhân là yếu tố rất được coi trọng trong tiến trình đi đến thành công. Việc quản lý tài chính cá nhân là nền tảng của trạng thái An tâm tài chính. Hãy cùng Anvest điểm qua 7 bước quản lý tài chính cá nhân ít ai biết qua bài viết.
Bước 1: Hiểu tài chính của bản thân

Trước khi có thể bắt đầu quản lý tài chính của mình bạn cần xem xét tình hình hiện tại. Đây là bước cơ bản nhất để tiến đến việc quản trị chúng một cách hiệu quả. Hãy liệt kê tất cả những khoản thu nhập và chi tiêu mỗi tháng và nghĩ đến lập cho chúng một kế hoạch.
Bạn có thể viết chúng ra, lưu giữ lại những hóa đơn thanh toán như tiền điện, tiền nước, siêu thị, các khoản nợ,… vào sổ tay hoặc các tiện ích trên điện thoại, máy tính. Việc liệt kê càng chi tiết sẽ giúp bạn hiệu rõ hơn về tình hình tài chính bản thân và có kế hoạch chi tiêu hiệu quả.
Bước 2: Đặt các ưu tiên và mục tiêu tài chính

Bước tiếp theo sau khi hiểu được tiềm lực tài chính bản thân là đặt ra những mục tiêu và xác định đâu là những chi tiêu cần thiết. Hãy đặt cho mình những mục tiêu tài chính gồm ngắn hạn và dài hạn, liệt kê từng khoản chi cần thiết để thực hiện từng mục tiêu.
Bạn cũng cần hiểu rằng sẽ khá khó khăn để cùng lúc phải chi nhiều khoản. Để giảm thiểu những gánh nặng tài chính, cần xác định đâu là khoản chi cần ưu tiên. Theo đó, những khoản cho nhu cầu ăn,mặc, ở, đi lại luôn ở vị trí hàng đầu.
Việc xác định mục tiêu tài chính đống thời cũng là thước đo đánh giá hiệu quả của việc quản lý. Thông qua từng mục tiêu được hoàn thành bạn sẽ biết được rằng mình đang làm tốt việc quản trị tài chính cá nhân và cần phát huy tốt hơn nữa.
Bước 3: Tạo và tuân theo quỹ tài chính

Bước quản lý tài chính cá nhân tiếp theo hãy phân tổng thu nhập cho từng khoản chi tiêu hợp lý. Tại bước này bạn có thể áp dụng những nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả để phân chia số tiền mình đang có cho những khoản chi tiêu hay tiết kiệm tương ứng.
Bạn có thể phân chia theo nguyên tắc 6 lọ, 50/30/20,… nhưng quan trọng là sự tuân thủ. Hãy nhớ rằng việc phân chia không chỉ để viết ra trên giấy mà là để thực hành. Nếu đã phân chia thành từng khoản cố định thì đừng dễ dàng sử dụng quá định mức. Điều này không chỉ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả mà còn giúp rèn luyện tính kỷ luật.
Bước 4: Lập khoản tài chính khẩn cấp
Một trong những điều quan trọng trong quản lý tài chính là bạn có được khoản chi cho những trường hợp cấp bách. Cuộc sống vẫn luôn là những điều bất ngờ, đôi lúc chúng có cả tình huống không hay xảy đến. Bệnh tật, tai nạn,… đều là những sự kiện bạn phải chi khá nhiều tiền. Do đó, trong quá trình quản lý tài chính đừng bỏ qua khoản tài chính khẩn cấp này.
Bước 5: Có khoản tiết kiệm

Bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đôi khi là bạn có được bao nhiêu tiền tích lũy sau khoảng thời gian nhất định. Hãy dành ra một số tiền nhất định trên tổng thu nhập dành cho tiết kiệm. Số tiền này có thể được chuyển đổi thành khoản đầu tư hay dùng để mua nhà, mua xe, dùng cho những mục tiêu dài hạn.
Hiện nay phổ biến trong thói quan tiêu dùng của nhiều người là làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Bạn biết đấy, chúng ta không trẻ mãi để lao động và sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu đến một độ tuổi nhất định mà tài khoản không có khoản tiết kiệm khi cần.
Bước 6: Trả nợ
Bước thứ sáu trong các bước quản lý tài chính hiệu quả là dành khoản nhất định trong thu nhập để trả nợ. Hãy trích số tiền thu nhập mỗi tháng ra để trả dần và xóa nợ nếu có thể.Việc nợ nần kéo dài có thể khiến bạn căng thẳng, stress và không tập trung cho những mục tiêu quan trọng hơn.
Với nhiều người họ cùng cho rằng không “nợ xấu” là một trong những yếu tố cho thấy bản thân đang quản lý tài chính hiệu quả.
Bước 7: Kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên

Việc lập kế hoạch và thực hiện khó có thể thành công nếu bỏ qua bước kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết. Nỗi tuần, mỗi tháng bạn nên rà soát lại việc tuân thủ các bước quản lý tài chính cá nhân có thể sự đạt hiệu quả. Hãy cân nhắc khoản chi nào cần bổ sung, khoản nào cần cắt giảm để cân đối chi tiêu hợp lý.
Tại bước này bạn cũng có thể cân nhắc đến việc đầu tư sinh lời. Ở những ngưỡng tài chính nhất định, đặc biệt là tiền nhàn rỗi tăng cao, bạn có thể dùng để đầu tư và tạo thêm thu nhập. Dùng tiền tạo ra nhiều tiền hơn chính là một trong những chỉ số cho thấy bạn là người quản trị tài chính hiệu quả.
Nếu bản thân vẫn còn đang loay hoay trong vấn đề quản lý tài chính, hãy thử áp dụng các bước quản lý tài chính cá nhân trên. Lập cho mình những kế hoạch, từng bước hoàn thành mục tiêu, sau một khoản thời gian ngắn thôi bạn sẽ thấy được những thay đổi rõ rệt. Anvest chúc bạn thành công và đừng quên thường xuyên truy cập đến website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.